Máy Rửa Sóng Siêu Âm là Gì ? Trường Hợp Nào Nên Sử Dụng Máy Rửa Sóng Siêu Âm?

Máy rửa sóng siêu âm là máy sử dụng việc rung từ đầu phát (ultrasonic transducer) để tạo ra các làn sóng âm có tần số cố định, chúng đánh vào bề mặt chất bẩn, sau đó làm mềm và các chất bẩn sẽ tan trong nước rửa bên trong máy.

Máy rửa sóng siêu âm tuỳ địa phương còn có các tên gọi khác như: máy làm sạch siêu âm, máy rung siêu âm, bể rung siêu âm, Ultrasonic cleaner.


Cấu tạo của máy rửa sóng siêu âm

Máy rửa sóng siêu âm có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: Đầu rung phát sóng (Ultrasonic Transducer), Bộ điều khiển (Ultrasonic Generator) và khung máy. Bên cạnh đó máy còn có các bộ phận nhỏ khác như: Giỏ chứa, màn hình điều khiển, nút nguồn, van xả, nắp đậy, dây nguồn, hệ thống lọc.

Đầu rung siêu âm (Ultrasound transducer)

Đầu phát Transducer là thiết bị chuyển đổi năng lượng điện thành sóng siêu âm. Chúng đa phần được làm từ vật liệu piezoelectric, khi có tín hiệu điện áp truyền từ Bộ điều khiển thì Đầu phát sẽ tạo ra sóng siêu âm. Sóng siêu âm sau đó được truyền vào dung dịch làm sạch.

Hình ảnh đầu phát sóng siêu âm
Vị trí gắn đầu phát siêu âm và các làn sóng tạo ra trong bể dung dịch

Bộ điều khiển (Ultrasound Generator)

Bộ điều khiển là biết bị dùng để truyền tín hiệu điện đến Đầu phát transducer, ngoài ra người dùng có thể điều chỉnh công suất, chế độ rửa thông qua bộ điều khiển.

Một số chế độ rửa mà Drwash đã tích hợp vào Generator:

  • Rửa bình thường: máy sẽ rửa cố định ở mức tần số cài đặt (28khz hoặc 40khz)
  • Sweep-mode: chế độ này mô phỏng hành động chà rửa của tay người, nó sẽ phát sóng có tần số dao động quanh mức cài đặt (38-42khz), giúp việc rửa hiệu quả hơn, đặc biệt áp dụng trong vệ sinh bo mạch PCB.
  • Rửa Degas: chế độ này giúp loại bỏ hết bong bóng khí trong nước rửa, giúp việc truyền sóng hiệu quả và sạch hơn.

Khung máy làm bằng thép không gỉ SUS304

Khung máy được làm từ thép không gỉ SUS304 giúp chứa phần nước rửa và bảo vệ các bộ phận như: đầu phát, bộ điều khiển, bảng điều khiển, dây điện.

Cấu tạo máy rửa sóng siêu âm Drwash mini

Ngoài các bộ phận chính trên thì còn có các bộ phận khác có thể được trang bị thêm tuỳ vào yêu cầu của khách hàng: chế độ rửa Sweepmode, bộ lọc đi kèm, hệ thống xả, hệ thống sấy, hệ thống up-down, nắp đóng mở trợ lực.


Các ưu điểm của máy rửa sóng siêu âm

  • Rửa sạch hiệu quả các chi tiết khó rửa.
  • Máy nhỏ gọn, dễ sử dụng.
  • Có thể sử dụng với nhiều ứng dụng khác nhau.
  • Máy có độ bên cao.

Các nhược điểm của máy rửa sóng siêu âm

  • Cần tìm nước rửa phù hợp cho mỗi ứng dụng.
  • Rửa các kim loại nhạy cảm (nhôm, đồng) cần tìm tần số phù hợp.

Cách lựa chọn máy rửa sóng siêu âm hợp lý

  • Bước 1: Đo kích thước sản phẩm rửa.
  • Bước 2: Xác định chất bẩn cần rửa: dầu mỡ, bụi bẩn, vết bẩn y tế, chất trợ hàn điện tử,…
  • Bước 3: Xác định vật liệu của sản phẩm rửa để lựa chọn tần số phù hợp.
  • Bước 4: Lựa chọn nước rửa phù hợp cho chất bẩn và vật liệu rửa.

Các ứng dụng rửa hiệu quả của máy rửa sóng siêu âm

  • Rửa Flux (chất trợ hàn) trên bề mặt Bảng mạch điện tử SMT.
  • Rửa dầu mỡ chịu nhiệt trên bề mặt kim loại.
  • Rửa bụi bẩn trên lưới tản nhiệt máy phát điện.
  • Rửa vết máu, dịch trên các dụng cụ phẫu thuật, làm răng trong nha khoa.
  • Rửa chén bát.
  • Rửa thuốc trừ sâu từ rau củ quả.
  • Rửa Rỉ sét trên bề mặt kim loại.
  • Rửa phụ kiện, phụ tùng ô tô, xe máy: bình xăng con, ốc kiểu, hộp số.
  • Rửa vết bẩn trên nhựa của các sản phẩm cầm tay: máy hàn, máy bắn ốc vít, máy khoan,…
  • Rửa vết ố, o xi hoá trên bề mặt trang sức, vàng bạc, đá quý.
  • Rửa dây đồng hồ.